Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Ngon tuyệt với món ốc giác miền trung


Mùa hè về với biển du lịch miền Trung du khách không những được thỏa thích ngâm mình vào làn nước trong xanh mát lạnh của những bãi biển nơi này mà còn có dịp thưởng thức món ốc giác đặc sản.


Ốc giác là loại hải sản khá quen thuộc của người dân vùng biển du lich mien Trung. Một con lớn trung bình từ 1,5 đến 2 kg. Từ ốc giác người dân ở đây chế biến ra nhiều món ăn, đơn giản nhất là món ốc giác luộc.

Thịt ốc được cạo rửa sạch cho hết chất nhờn, mang luộc chín rồi xắt mỏng chấm nước mắm gừng, tỏi ớt pha sẵn rất ngon.


Hấp dẫn hơn là món gỏi ốc giác. Luộc chín ốc rồi xắt sợi, cùng với thịt ba chỉ hoặc thịt lợn nọng (phần cổ) cũng luộc chín, xắt sợi. Đu đủ sống bào mỏng, rau răm xắt nhỏ, hành tây, đậu phộng rang, hành phi… nước mắm, tỏi, ớt, chua, ngọt.


Trộn đu đủ, rau răm, hành tây và ốc, thịt luộc, rưới nước giấm đường pha lẫn với nhau, rắc đậu phộng và hành phi lên. Ăn kèm với bánh tráng nước, có nhà ăn với bánh phồng tôm. Ốc giác mới đánh bắt lên bờ là ốc tươi, thịt ốc tiết ra chất nhờn thì thịt sẽ ngon ngọt hơn tự nhiên. Còn ốc khô ráo là ốc đánh bắt đã lâu ngày, thịt có mùi hôi.

Nếu bạn là khách phương xa, có dịp đến du lich Phan Thiet tham quan, du lịch, mời bạn ghé vào các quán ăn đặc sản nơi đây để thưởng thức món gỏi ốc giác hấp dẫn này và bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của những món ăn miền biển khác nữa. Tuy đơn sơ nhưng qua bàn tay chế biến khéo léo của người dân nơi đây, món ăn trở lên phong phú và hài lòng mọi du khách gần xa.

Cua huỳnh đế đặc sản vùng Tuy Phong


Chắc hẳn không ít người đã từng đi du lich PhanThiết ngoài việc tắm biển, dạo quanh các di tích thắng cảnh nổi tiếng của thành phố du lich Phan Thiết nổi tiếng thì hãy dành ít thời gian ghé thăm vùng Tuy Phong để thưởng thức món cua huỳnh đế món ăn đặc sản của vùng Tuy Phong, Bình Thuận. Thịt cua ngọt, dai, nấu cháo là ngon nhất. Cua huỳnh đế có ở một số nơi như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Tam Quan (Bình Định), trong đó cua huỳnh đế vùng Tuy Phong (Bình Thuận) mang hương vị riêng do ngư trường thích hợp cho loại cua này.


Cua huỳnh đế Tuy Phong to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn, thoạt nhìn giống con bọ khổng lồ, đầu hơi chúi xuống, có khá nhiều râu vểnh lên, lưng có gai, càng và que ngắn, khi luộc chín mai cua mầu đỏ hồng rất đẹp. Cua huỳnh đế vùng Tuy Phong có quanh năm nhưng vào độ tháng chạp âm lịch là thời điểm cua ngon nhất. Lúc này, cua cái và đực đều đầy gạch, cua cái có thêm trứng, ăn rất ngon. Người xứ biển ở đây cho biết, phần gạch của cua huỳnh đế là chất bổ dưỡng nhất, ăn không độc (nhất là với người bụng yếu) như gạch của cua thường hay ghẹ. Sớ thịt cua huỳnh đế Tuy Phong chắc, ngọt, dai và thơm; vỏ cua giòn, mềm, dùng răng cắn bể được.

Cua huỳnh đế thường được nướng hoặc hấp chấm với muối tiêu chanh, nhưng ngon nhất vẫn là nấu cháo. Cua rửa sạch, sau đó cho vào tô hấp cách thủy để giữ chất ngọt. Cua chín, tách mai, dùng muỗng nạo phần gạch để riêng, lấy phần thịt từ thân, càng, que rồi ướp gia vị (hành, tiêu, ớt, tỏi). Sau đó phi mỡ hành cho thơm rồi cho thịt cua vào xào qua khoảng ba phút. Khi nồi cháo vừa chín, bỏ thịt cua vào, nêm lại, chờ cháo sôi nhắc xuống cho hành lá, tiêu vào. Cháo cua huỳnh đế ngon bởi lớp mỡ hành vàng nhẹ, mầu hồng gạch cua và những sớ thịt cua trắng phau.

Khi có dịp đi du lịch Phan Thiết đừng quên ghé qua Tuy Phong thưởng thức cua huỳnh đế nhé!

Đi du lịch Phan Thiết thưởng thức dông nướng


Từ lâu du lịch Phan Thiết, Bình Thuận đã nổi tiếng không chỉ bởi những bãi biển đẹp, những khu resort nghỉ dưỡng cao cấp mà nói đến nơi đây, khách du lịch còn nhắc đến hàng loạt món ăn nổi tiếng như: mực nướng, cá đục nướng, sò huyết, ốc luộc..., trong số đó du khách không thể nào bỏ qua món dông nướng.

Đi du lich Phan Thiet thưởng thức dông nướng

Đây là đặc sản của vùng đồi cát du lich Phan Thiet.Gần đây cùng với xu hướng thưởng thức các món ăn ngon, lạ thì ngành nuôi dế, nuôi bọ cạp, nuôi dông ngày càng phát triển. Thuận lợi về địa hình, với những đồi cát chạy dọc ven biển tạo điều kiện cho việc nuôi dông cát. Bắt đầu phát triển ở Bình Thuận trong chục năm trở lại đây, ngành nuôi dông cát ngày nay phát triển với quy mô nuôi công nghiệp.

Dông thuộc họ bò sát, có kích thước lớn hơn thằn lằn, chiều dài từ 20-30cm. Từ một loài vật hoang dã được con người đem về nuôi, con dông đã sớm khẳng định được giá trị. Giá dông hiện nay trên thị trường là từ 120.000-150.000 đồng/kg mà vẫn không đủ hàng để cung ứng.


Để chế biến món dông nướng, đầu tiên chúng ta phải chọn những con mập, có kích thước của dông trưởng thành, vì nếu lựa những con nhỏ quá thì thịt dông sẽ rất bở, không ngon. Sau khi lột da dông, vệ sinh sạch sẽ rồi tẩm ướp gia vị.

Chúng ta ướp vào thịt dông hành băm nhuyễn, hạt nêm, tiêu và nước nắm. Nước nắm là thành phần không thể thiếu của món ăn, phải chọn loại nước mắm ngon của địa phương. Chờ khoảng 30 phút cho thịt thấm gia vị. Sau khi nhóm bếp, cho dông lên vỉ nướng. Theo kinh nghiệm thì nên nướng bằng bếp than vì như thế mới toát lên hết hương vị của món ăn.

Trong giai đoạn nướng chúng ta chú ý phải trở đều, không để thịt dông bị cháy khét. Sau khi dông chín vàng hai mặt, chúng ta bày ra đĩa, trang trí cho đẹp mắt. Dông nướng có thể ăn với bánh tráng nướng hoặc ăn với rau sống, bún và bánh tráng cuốn. Cho dông vào bánh tráng, cho thêm tí bún, rau sống cuốn lại rồi chấm nước mắm me thì không gì bằng.

Đối với những người con xa quê, dông nướng là món ăn không thể quên trong ký ức. Dù cho ngày nay người ta có thể tìm thấy dông nướng ở những quán ăn lớn, những quán nhậu khắp mọi nơi, nhưng vẫn không đâu bằng phố biển. Hương vị và cách thức chế biến đã làm nên sự khác biệt giữa món dông nướng Phan Thiết với những nơi khác.

Thưởng thức châu chấu đi khi du lich Thái Lan


Với 12 triệu người từ khắp nơi đến tạm trú làm ăn tại Bangkok, công việc bán hàng rong được xem là nghề kinh doanh phổ biến ở thành phố được gọi một cái tên khá ấn tượng “Thành phố của những thiên thần” này.

Côn trùng chiên là món hàng rong được bày bán nhiều nhất ở thành phố du lịch Thái Lan.Món côn trùng chiên sẽ nhanh chóng bán hết khi các quán bar đóng cửa. Thường thì các cô gái sẽ mua thứ gì đó để ăn trước khi về nhà và côn trùng chiên là món khoái khẩu của họ. Hiện nay, món côn trùng chiên rất phổ biến do chứa nhiều canxi và không gây béo phì.

Hầu hết côn trùng tiêu thụ ở đất nước du lich Thái Lan đều có nguồn gốc tử Campuchia. Vào mùa mưa, có rất nhiều loại côn trùng. Đối với những thương buôn, sau khi mua côn trùng, họ sẽ cho đông lạnh và chở về thành phố.

Châu chấu sau khi chiên xong được gọi là “Kao Gam”. Người ta thường bắt châu chấu chất lượng tại những cánh đồng bắp vì chúng thường ăn bắp. Do ăn bắp nên trong dạ dày của chúng có đường, vì thế khi chiên, châu chấu có vị rất ngon. Và khi chiên, châu chấu cũng có mùi thơm hơn các loài côn trùng khác.

Hầu hết những người dân tại Bangkok không ăn côn trùng nhưng người ở nơi khác đến du lịch Thái Lan thì khác. Họ biết cách ăn côn trùng như thế nào cho ngon. Người ở Bangkok chỉ thích tìm hiểu những món ăn nào lạ và quý hiếm nhưng họ chỉ đến xem mà chẳng bao giờ nếm thử.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Du lịch Campuchia thưởng thức nhện rang


Đến thăm đất nước Campuchia, hầu như du khách du lich Campuchia nào cũng ngạc nhiên khi thấy người dân nơi đây ăn nhện như một món khoái khẩu.

Trong tiếng Campuchia, món ăn này có tên gọi là a-ping. Nó được người dân nơi này khám phá từ nạn đói của những năm 1975 dưới thời Khmer Đỏ. Họ phải sống ở những khu rừng rậm hay vùng ven rừng, đó cũng chính là môi trường sống của loài nhện to lông lá này.

Vì vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi nhện nhanh chóng trở thành một trong những nguồn thức ăn chính nuôi sống người dân nơi đây trong thời kì khó khăn. Dần dần về sau, a-ping ngày càng được nhiều người biết tới và trở thành đặc sản nức tiếng của đất nước Campuchia mà bất cứ ai một khi đã đi du lich Campuchia điều biết.


Nhện có mặt trong thực đơn hầu như của tất cả các nhà hàng- khách sạn, các quán ăn từ sang trọng tới bình dân, hay cả những mâm bán hàng rong ở Campuchia.

Nhện ở Campuchia không giống với các loại nhện thường thấy trong vườn nhà (loại nhỏ chân ngắn), nhện ở đây to có màu đen sẫm, chân dài và thường sống trong những khu rừng nhiệt đới quanh năm ẩm ướt.

Thị trấn Skuon (cách thủ đô Phnôm Pênh 75km về phía Nam) là nơi loài nhện này cư trú nhiều nhất, trong những hang nhện dưới lòng đất có khi có tới vài trăm con. Rất nhiều người dân Campuchia sống bằng nghề bắt nhện bán. Cũng nhờ món ăn đặc sản này mà Skuon luôn là điểm dừng chân của các đoàn khách du lịch, và bán các món ăn chế biến từ nhện chính là nguồn thu nhập thêm khá lớn của người dân địa phương.

Nhện có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ ngâm rượu, nướng, đến rang hay tẩm bột… Riêng món nhện nướng được nhiều người ưa thích vì hương vị thơm ngon. Nhện vừa bắt lên hãy còn nguyên lông, đặt lên than hồng nướng chín chấm muối ớt- tỏi ăn rất ngon. Có lẽ món nhện tẩm bột được khách du lịch chọn lựa nhiều hơn, vì bên ngoài con nhện được bọc một lớp bột chiên giòn, khi ăn nhìn đỡ sợ hơn so với để nguyên con.

Nhện rang là món ăn phổ biến nhất ở Campuchia. Nhện được để nguyên con, ướp gia vị muối, đường. Phi thơm tỏi, trút nhện vào rang. Đảo đều tay cho đến khi nhện chín vàng.

Người Campuchia tin rằng nhện có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, vì thế nhện thường xuyên có trong thực đơn hàng ngày.

Bài viết tương tự
>> Nhện rang món ngon tại Campuchia


Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Về miền tây thưởng thức rượu dừa Bến Tre

Ai đã từng đi du lịch miền tây đặt chân đến vùng đất Bến Tre nơi nổi tiếng với đặc sản xứ dừa luôn có sức hút kỳ lạ: bình dị, ngọt ngào, hiền hòa như người dân quanh năm gắn bó với mảnh đất này. Ngày nay, nhắc đến đặc sản Bến Tre, ngoài kẹo dừa, thạch dừa,... người ta còn thêm rượu dừa. Những bình rượu là những trái dừa tươi được cho vào túi lưới, đi khắp mọi miền để quảng bá cho sản phẩm làm nên nét đặc trưng xứ sở. Rượu dừa góp vào danh sách các loại rượu ba miền như một hương lạ. Không phiêu du như rượu cần, không cay nồng như Bàu Đá (Bình Định), không chan chát mặn ngọt như rượu táo mèo, rượu dừa có hương của đất, của người, của cây dừa quê. Uống rượu dừa không phải để say men mà để say lòng, một cái gì đó phảng phất nhưng đầy dư vị.


Không ai có thể hình dung rõ ràng về loại rượu này nếu chỉ thoáng nghe tên gọi mà chưa một lần đi du lich mien tay cũng như đặt chân đến xứ dừa Bến Tre. Cái tên lạ lẫm đến cuốn hút. Rượu dừa thì tất phải liên quan đến dừa nhưng làm thế nào để người dân bản xứ có thể ấp ủ và cho ra đời loại rượu tinh tế như thế? Chẳng có gì gọi là bí quyết đối với những người làm ra nó. Tất cả chỉ đơn giản là sự hòa hợp của những nguyên liệu tự nhiên, trải qua quá trình chưng cất nhất định và tạo nên hương vị đặc trưng hiếm có.

Những ai đã từng thưởng thức rượu dừa, mới lần đầu sẽ có sự ngần ngại ngay đầu lưỡi vì rượu nhưng không hẳn là rượu, cay thâm thúy đó nhưng cũng ngọt ngào ngay đó. Uống mãi đến hết bình, cảm giác say chỉ mới ngà ngà, như ngất ngây trước sự mê hoặc khó cưỡng. Rượu có hương men, hương nếp và tất nhiên là hương dừa. Sự hòa quyện của những nguyên liệu nồng nàn cho ra một loại rượu đặc sản. Uống rượu dừa hẳn cũng như một cách giải khát, chỉ có điều thức uống này lạ lùng quá đỗi. Nghe qua về quy trình làm rượu, cũng thấy lắm công phu. Trái dừa được chọn phải là dừa già, cơm dày, béo mỡ màng và thơm ngai ngái.



Nếp cái chọn loại căng tròn, hạt mẩy, trộn với men cổ truyền chuyên dùng cho rượu nếp. Sau đó, người ta khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả dừa, tiêm hỗn hợp nếp cái, men vào theo một tỉ lệ nhất định, hàn kín và ủ từ 15 - 20 ngày là có thể dùng được. Rượu màu trắng ngà, vân vẩn đục với những chấm xác dừa lơ lửng. Rượu có vị ngọt mát với hương thơm đặc trưng của dừa, vừa nồng nàn, vừa thanh tao, dịu nhẹ.

Trong những ngày se se, dùng rượu dừa hâm nóng sẽ tốt và ấm hơn, ngược lại, những ngày oi nồng, một chút mát lạnh sẽ làm rượu thêm ngon. Nói là rượu nhưng đây không hẳn dành cho nam giới bởi phụ nữ khi đã mê cũng dễ say với rượu dừa. Rượu làm cho nét chấm hồng trên khuôn mặt của người thiếu nữ thêm hao hao, làm nét duyên ngầm càng thêm quyến rũ.

Một phương pháp sản xuất rượu đại trà hơn nữa là thông qua quá trình chưng cất từ nước dừa. Nước dừa được lọc, ủ men, sau đó được chưng lên như cách làm rượu nếp hay rượu gạo. Ngày nay, đi du lịch miền tây về Bến Tre, du khách dễ dàng tìm thấy những đại lý rượu dừa dọc các tuyến đường. Đừng ngại ngần để thử vì hương vị sẽ rất khó quên.

Đọc thêm: Du lịch miền tây thưởng thức rượu dừa