Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Mì Phúc Kiến món yêu thích của người Singapore

Mì Phúc Kiến là một trong những món ăn ngon yêu thích của người Singapore. Món mì xào sợi dày dòn xào chung với miến và hải sản mang đầy hương vị thơm ngon . Đặc biệt là sau khi bạn nhúng tất cả chúng vào nước dùng thơm ngon béo ngậy

Mì Phúc Kiến do những thủy thủ Phúc Kiến từ thời hậu chiến tranh từ Miền Nam Trung Quốc sáng tạo ra. Sau khi làm việc tại các xí nghiệp, họ tụ tập dọc Đường Rochor và chiên mi thừa (lấy từ các xưởng làm mì) trên bếp than.

Ngày nay, món ăn này được xào với tỏi, trứng, nước tương, sợi vàng, miến, giá, tôm và mực ống. Nước hầm ngon cũng là một yếu tố hết sức cần thiết để có một món ăn tuyệt vời, và thường người ta chế biến nước dùng này bằng cách hầm đầu tôm, nghêu và cá khô. Để nấu được món ăn này, ta cần đổ ngập nước hầm vào mì rồi hầm tiếp khoảng một phút khi thêm hải sản vào, sau đó xào tới khi cạn nước. Mỡ lợn cũng là một phần quan trọng trong món Mì Phúc Kiến; tuy nhiên, hầu hết các tiệm hiện nay đều dùng rất ít hoặc không sử dụng mỡ lợn vì người ta cho rằng nó không có lợi cho sức khỏe.

Ớt Sambal và chanh cũng là những gia vị tiêu chuẩn để phủ lên món ăn này khi thưởng thức, đem lại cho nó vị cay nồng. Một vài hàng ăn thì đặt món này trên một chiếc lá Opei (cây cọ), nhằm tăng thêm hương thơm cho món ăn.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Các loại mì Udon của xứ sở hoa anh đào


Nhật Bản nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú, nhiều món ăn ngon của nước này đã được cả thế giới biết đến. Đối với , Nhật Bản cũng có nhiều loại mì khác nhau, trong đó mì Udon khá được ưa chuộng.

Từ xưa, mì Udon đã được người Nhật chọn là món ăn nhanh. Trong nhiều thế kỉ qua, tình yêu của người dân xứ sở này dành cho mì Udon vẫn không thay đổi.

Mì Udon có nguồn gốc ngoại lai, được du nhập vào Nhật Bản vào thế kỉ thứ VIII. Kỹ thuật chế biến mì Udon xuất phát từ nước láng giềng Trung Quốc. Trong những chuyến đi xứ tới Trung Hoa đại lục, sứ giả của triều đình Nara đã mang kỹ thuật này về Nhật. Ban đầu, nó được phổ biến tại đảo Goto, tỉnh Naga-saki, miền Nam Nhật Bản. Hiện nay, tại đây vẫn còn lưu giữ loại mì Udon nguyên thủy với tên gọi Goto-Udon. Đặc trưng của loại mì này là sợi tròn và mảnh hơn so với mì Udon sợi dày và hình vuông thường thấy.

Đến thế kỉ XIV, mì Goto-Udon trở thành món ăn của giới tăng lữ Phật giáo Thiền tông. Tuy nhiên, nó chỉ gói gọn trong các thiền viện mà không được phổ biến rộng rãi ra dân chúng.

Một trong những lí do khiến mì Udon thời điểm đó ít được phổ biến rộng rãi xuất phát từ chiếc cối xay. Lúa mì là một loại ngũ cốc cứng do đó, người ta cần đến cối xay để xay nhuyễn chúng trước khi chế biến. Vào thời điểm này, cối xay là vật dụng quí hiếm, ít người sở hữu. Người ta chỉ dùng nó để xay lá trà thành mạt trà hay còn gọi là bột trà sử dụng trong Trà đạo. Lúc bấy giờ, Trà đạo là hoạt động văn hóa của tầng lớp tăng lữ, võ sĩ đạo và những người có địa vị cao trong xã hội. Do đó, thường dân không có nhu cầu dùng đến những chiếc cối xay.

Đến thế kỉ XVI, Nhật Bản bước vào thời kì Chiến quốc Sengoku, lãnh chúa mỗi địa phương thể hiện sự hùng cứ của họ bằng cách xây dựng những lâu đài bằng đá kiên cố. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, đội ngũ thợ thủ công chế tác đá phát triển mạnh mẽ. Họ không chỉ xây lâu đài, mà còn chế tạo nhiều vật dụng bằng đá, trong đó có cối xay.

Nông dân Nhật Bản trong thời kì này phải nộp tô thuế cho chính quyền bằng lúa. Cuộc sống của họ vì thế cũng trở nên khốn cùng. Khi đó, người nông dân bắt đầu chú ý đến cây lúa mì. Họ gieo lúa mì sau khi đã thu hoạch lúa xong. Ngoài yếu tố là loại ngũ cốc dùng để thay thế gạo, một lí do khác khiến người nông dân chọn lúa mì là nó phát triển tốt trong thời tiết lạnh giá, thời điểm mà cây lúa không thể chịu nổi. Khi lúa mì và cối xay trở nên phổ thông cũng là lúc mì Udon được dùng rộng rãi trong dân chúng.

Tại các đô thị, lực lượng thợ làm mì Udon gia tăng nhanh chóng. Món ăn này được xếp ngang hàng với cơm, một loại thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật. Cũng từ giai đoạn này, xuất hiện nhiều món mì Udon hương vị khác nhau.

Tỉnh Nagano nổi tiếng với món mì Oshi-bori Udon có lịch sử ra đời cách đây 400 năm. Đặc trưng của Oshi-bori Udon là nước súp làm từ củ cải trắng. Người ta mài củ cải trắng, sau đó dùng vải mỏng vắt nước, động tác này tiếng Nhật gọi là “shibori”, mì Oshi-bori Udon ra đời từ tên gọi đó. Để giảm vị hăng nồng của củ cải trắng, người ta cho vào chén nước củ cải một ít tương miso ngọt và cá ngừ khô bào mỏng Katsuo-bushi. Công đoạn chuẩn bị nước súp củ cải đã hoàn tất, khi thưởng thức oshi-bori Udon, người ta chỉ việc múc mì trong nồi nước nóng đặt ngay giữa bàn, nhúng vào chén nước súp và ăn một cách ngon lành.

Mì Oshi-bori Udon tỉnh Nagano

Hotou-Udon là một trong những món mì Udon đại diện cho tỉnh Yama-nashi. Món ăn này do vị lãnh chúa thời Chiến quốc Takeda Shingen phổ biến. Nguyên liệu để chế biến hotou-Udon gồm bí đỏ, cà-rốt và nhiều loại rau củ khác. Người ta hầm chúng trong nồi, khi rau củ gần chín, cho thêm mì Udon sống vào, để lửa nhỏ cho đến khi nồi hotou-Udon sôi lách tách. Thực khách thưởng thức hotou-Udon không thể nào quên hương vị đậm đà của rau củ cùng vị ngọt của sợi mi.

Mì Hotou-Udon - tỉnh Yama-nashi

Tỉnh Kagawa được xem là Vương quốc mì Udon của Nhật Bản. Với dân số chỉ khoảng 1 triệu người, Kagawa là một tỉnh nhỏ ở Nhật nhưng có đến 900 cửa hàng kinh doanh mì Udon. Kagawa có những hình thức rất độc đáo để giới thiệu sản vật nổi tiếng của địa phương mình. Tại sân bay Takamatsu, du khách trong nước và quốc tế có cơ hội thưởng thức hương vị của Udon từ chiếc vòi nước súp Udon. Mọi người được phục vụ miễn phí món nước súp thơm ngon này.

Ở Kagawa, có một loại taxi rất đặc biệt gọi là “Taxi mì Udon” bởi vì trên nóc xe được trang trí tô mì Udon mẫu khá hấp dẫn. Để trở thành tài xế lái loại taxi này, các ứng viên phải vượt qua cuộc thi sát hạch kiến thức liên quan đến mì Udon. Không những thế, họ còn được học lớp thực hành chế tạo mì. Ngoài vai trò chở khách, tài xế taxi còn kiêm luôn vai trò hướng dẫn viên giới thiệu đặc sản mì Udon của địa phương. Nếu khách có nhu cầu, tài xế sẽ chở họ đến những cửa hàng kinh doanh mì trong tỉnh. Sanuki-Udon là mì Udon nổi tiếng nhất của Kagawa, đặc trưng của loại mì này là mùi của nó rất thơm.

Mì Sanuki-Udon tỉnh Kagawa

Tại tỉnh Tochigi, mì Udon là một trong những món ăn truyền thống vào dịp năm mới của người dân địa phương. Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt là hình dáng mì Udon ở đây khác với sợi mì thông thường mà trông giống như chiếc tai nghe. Người Nhật gọi nó là Mimi-Udon tức “Mì Udon tai”, họ cho rằng, hình dáng của loại mì này tượng trưng cho chiếc tai quỷ. Nếu ai ăn mimi-Udon trong dịp năm mới, quỷ sẽ không nghe thấy điều họ nói vì thế họ sẽ có cả năm an lành thoát khỏi bệnh tật, tai ương. Đối với người dân Tochigi, bữa cơm gia đình đầu năm không thể thiếu mimi-Udon. Mì Udon không chỉ là món ăn được ưa chuộng của người Nhật mà nó còn mang ý nghĩa tâm linh quan trọng.

>> Mì udon khổng lồ chỉ có ở Tawaraya tại Kyoto
>> 5 loại mì phổ biến ở Nhật

Mì xào giòn đậm đà hương vị miền Nam


Không quá đơn điệu như mì gói xào bò - món mà teen nào cũng có thể ra tay thực hành, mì xào giòn lại là một cảm nhận ẩm thực rất khác.

>> Mì không chiên Nissin xào bò cho bữa sáng
>> Mì không chiên Nissin: mì xào cá lóc sốt dầu hào

Những cọng mì xào giòn nhìn như bánh ngọt được chiên giòn để sẵn trong túi rất to. Mỗi khi có khách, đầu bếp sẽ lấy ra vừa đủ một phần rồi nhanh tay cột chặt túi lại để giữ độ giòn của . Khác với loại “xào giòn” của miền Bắc, mì giòn của miền Nam không tẩm bột và cũng không được chiên từng tảng khi có khách. Mì giòn miền Nam là những cọng mì tự nhiên rồi được chiên cho phồng lên, to tròn và thành từng đoạn (vì độ giòn của mì rất cao nên việc bỏ vào túi khiến nó rất dễ gãy đôi hoặc gãy vụn), vì thế các sợi mì giòn chẳng bao giờ có kích thước bằng nhau.


Sốt để xào mì là một hỗn hợp sốt đặc biệt từ những gia vị đậm đà và cho thêm một ít bột năng để tạo độ sệt (như súp cua í). Thành phần nhân của món cũng như một bát hủ tiếu nam vang với đầy đủ chất đạm từ: tôm, thịt, gan, mực, hành tây, cải ngọt, rau mùi…

Giai đoạn để làm ra một đĩa mì xào giòn thơm phức – nóng hổi – siêu ngon khá là dễ vì mì đã có sẵn, không cần chế biến thêm. Chỉ cần cho mì vào đĩa, một đầu bếp sẽ chế biến sốt bằng cách xào hỗn hợp tôm, mực, cá, thịt, rau củ với nhau, cho gia vị vừa đủ và làm sốt từ một ít bột là xong.

Ngoài những nguyên liệu phải thật tươi thì một đĩa mì ngon phải giữ được độ giòn của cọng mì sau khi được tưới lên một lớp sốt xào thập cẩm. Khi đấy, cọng mi vẫn giòn nhưng lại thấm gia vị từ sốt nên sẽ không quá khô và cứng như lúc ban đầu. Món này ăn với ít ớt cay và nước tương là “tuyệt hảo”.

Món có bán ở hầu như tất cả các quán ăn người Hoa, các quán vỉa hè và cả trong những nhà hàng sang trọng (một số nhà hàng còn quấn mì thành một ổ tròn như tổ chim rồi chiên giòn nguyên tảng nữa, nhìn hấp dẫn cực). Giá một phần thế này tầm khoảng 20 – 30K/đĩa, tùy nơi bạn thưởng thức.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Cá linh chiên khoai lang sợi mùa nước nổi


Tháng 9, 10 âm lịch miền Tây đã vào sâu mùa nước nổi. Lũ về tràn khắp ruộng đồng. Cảnh đêm vùng đồng bằng mùa này thường sinh động hơn hẳn với những chiếc xuồng ba lá lấp lánh ánh đèn, ngư dân giăng lưới, thả câu...

Đặc biệt cá linh lúc này đã “già lứa”, con nào con nấy lưng xanh lơ, vảy nhuyễn màu bạc óng, vây và đuôi vàng rực. Cá lớn cỡ ngón cái, mập béo, ngọt… như phù sa.

Mẹo nấu ăn, cá linh được cư dân miền Tây chế biến nhiều món hấp dẫn như chiên giòn, kho mía, kho mắm, nấu canh chua bông điên điển… Món nào cũng đậm đà hương vị sông nước miệt đồng.

Còn ở chốn phồn hoa đô hội, cá linh nay được chế biến – ngoài những món ngon quen thuộc nêu trên – có phần cầu kỳ hơn. Mẹo nấu ăn, theo bếp trưởng Bảo Trân của khách sạn Palace, một trong những món chế biến cầu kỳ theo kiểu mới đó là cá linh không cần đánh vảy, lấy mật, chỉ cần ngâm qua nước muối cho sạch nhớt. Để làm món cá linh chiên giòn cần thêm khoai lang bí Vĩnh Long. Khoai lang bí có vị ngọt bùi, khi chiên dễ giòn, đánh bột với trứng rồi cho cá linh và khoai lang cắt sợi cỡ đầu đũa, dài bằng con cá vào trộn đều. Dùng muỗng múc từng phần cá linh và vài sợi khoai cho vào chảo chiên ngập dầu, thấy khoai chín vàng là được.

Cá linh chiên khoai lang sợi cuốn với lá cóc ăn hoài không ngán. 

Cá linh chiên khoai lang giòn cuốn với lá cóc non chấm nước mắm tỏi ớt. Cá mềm ngọt lịm lẫn chút nhân nhẫn đắng của ruột cá, khoai lang giòn thơm, lá cóc non chua chua mà nên chuyện cho khẩu vị. Cá linh chiên khoai lang ăn chơi, nhóc nhách hoài trong miệng vẫn chưa thấy ngán.

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Thưởng thức mì Quảng cánh gà cuối tuần


Là món ăn quá quen thuộc với nhiều người nhưng khi sáng tạo, phá cách với cánh gà chiên... tô Quảng bắt mắt và lạ miệng hơn, hấp dẫn cả nhà.

Nguyên liệu:
Sợi mì Quảng: 500 gr
Thịt gà: 500 gr
Tôm đất: 200 gr
Thịt nạc, bánh tráng: 200 gr
Cánh gà, đường, tiêu, tỏi 4 cánh
Cà chua, rau thơm, nước mắm
Bắp chuối bào, muối, hành, ớt
Đậu phụng rang, hành phi

Cách làm:
Làm sạch cánh gà, ướp gà với nước mắm, đường, tiêu. Xào cánh gà vừa chín. Tôm đất cắt râu làm sạch, thịt heo nạc xắt miếng mỏng, ướp gia vị hành, tiêu, tỏi. Cà chua xắt nhỏ.

Gà miếng làm sạch, lọc riêng thịt và xương. Thịt gà nạc thái miếng vuông ướp gia vị. Xương gà đem hầm làm nước dùng. Xào thịt heo, gà, tôm với cà chua cho đều nhuyễn.

Cho mì vào tô, cho nhân gồm cánh gà, tôm, thịt heo và thịt gà vào. Chan nước dùng thật nóng vừa sấp mặt mì, rắc hành phi, đậu phụng lên trên, ăn kèm bánh tráng và rau.
Mì Quảng cánh gà sau khi hoàn tất

Khi ăn Mi Quảng thì nhất thiết không thể thiếu các loại rau như: bắp chuối, cải con, giá, rau quế, húng lủi, húng cay ... Đặc biệt là đối với người Quảng thì bắp chuối là một loại rau rất quan trọng. Bắp chuối hột được cho là loại ngon nhất vì có mùi thơm và độ giòn mà các loại bắp chuối khác thường không có.

Mì Quảng có thể chế biến với những nguyên liệu khác

Mì Quảng còn có thể được nấu bằng cá lóc, lươn, vịt, cua, bò, ... Đặc biệt nếu nấu mì Quảng với cá lóc, vịt, hoặc lươn thì bổ sung thêm nghệ. Bí quyết của người nấu mì Quảng chuyên nghiệp là có thể nấu mì Quảng bằng bất kỳ loại nguyên liệu mà người ăn vẫn thấy ngon và cảm nhận được đúng hương vị riêng biệt của mì Quảng.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Thưởng thức mì ramen Nhật Bản


Để thưởng thức mì ramen, phải thích cái không khí và sự chung đụng của các quán nhỏ; phải thích tiếng húp, nuốt ồn ào của các người ăn. Với đa số người Nhật, ăn mì như thế mới ngon..

Người Nhật có ba loại : soba là loại mì sợi nhỏ;oudon là loại mì sợi to làm bằng bột lúa mạch ba góc; mì làm theo lối Trung Quốc, gọi là ramen, thì luôn được ăn với nước lèo nóng, các lát thịt heo xá xíu và rau.

>> 5 loại mì phổ biến ở Nhật

Thường là ngồi trên chiếc ghế đẩu thô sơ trước quầy hàng của các quán cóc, người ta mới được ăn những tô mì ramen ngon nhất.

Khi đói bụng, một người Nhật - nếu ông ta không muốn tiêu quá nhiều tiền hay khi ông ta cần một món ăn nóng sau một tối nhậu say - không ăn sushi hay các món ăn cầu kỳ, mà ăn một tô mì ramen.

Các quán mì hầu như không được ghi trong cuốn sách hướng dẫn (guide) của hãng Michelin (Pháp) về các tiệm ăn ở Tokyo. Thế mà như ta biết, số sao mà cuốn guide này đã thưởng cho các tiệm ăn ở Tokyo năm 2010 nhiều gấp gần ba lần so với Paris: Tokyo đã nghiễm nhiên trở thành thủ đô ẩm thực của thế giới! Phải chăng là vì các chuyên gia quá kén ăn của cuốn guide “Michelin” cho rằng món mì ramen là quá “bình dân” nên không đáng nhắc đến? Thực ra, cũng không cần đi đến các khu phố nghèo mới tìm ra các tiệm mì ramen, vì chúng hiện diện gần như ở khắp nơi: có đến hơn 4.000 tiệm ở Tokyo và hơn 200.000 tiệm ở cả nước Nhật.


Dù rất bình dân, món mì được nhiều người sành ăn ca ngợi. Rất nhiều sách hướng dẫn, tạp chí, chương trình truyền hình, trang web hay sách hình chuyên bàn về nó, giới thiệu các món mì đặc biệt và các cách làm mì. Thành phố Yokohama dành cho nó cả một bảo tàng. Còn có cả các lộ trình nên theo để tìm được các quán mì ngon: giống như trong các cuộc hành hương đến các ngôi chùa danh tiếng, những người mê ăn mì thường yêu cầu chủ quán đóng dấu vào một cuốn sổ để chứng thực là họ đã từng đến ăn!

Vào buổi trưa, thực khách sắp hàng rất dài trước các tiệm mì nổi tiếng, thường khá rẻ: chưa đến 9 USD một tô.

Đối với người Nhật, mì ramen gắn liền với lịch sử của đất nước họ. Nó là món ăn của người nghèo và của các thời buổi khan hiếm. Nó cũng đã nuôi sống nhiều thế hệ sinh viên túng tiền. Ngay cả hiện nay, nếu ta hỏi một bé con là nó muốn ăn gì, thì nó thường trả lời: ramen!


Các tô mì ramen xuất hiện ở Nhật vào nửa sau của thế kỷ 19 ở các hải cảng như Yokohama, nơi có nhiều người Trung Quốc đến lập nghiệp. Chính họ đã đưa món mì ramen vào Nhật. Nhưng món mì ramen chỉ thực sự được nhiều người Nhật ưa thích từ sau thế chiến II, như ta thấy trong phim Hương vị cơm ăn với nước chè xanh (1952) của Yasujiro Ozu. Rồi nó lại càng phổ biến cùng với sự xuất hiện của loại mì ăn liền đựng trong cốc làm bằng bìa cứng (cup noodle), được tung ra thị trường vào năm 1970. Như ta biết, các gói mì ăn liền đã được Momofuku Ando “phát minh” trước đó mười ba năm.

Cùng với sự phồn vinh của Nhật, món mì ramen trở nên đa dạng hơn, với các gia vị của riêng mỗi vùng: có đến 28 tỉnh (trên 47) tạo ra được món mì đặc sản. Trong phim Tampopo (1982), nhà đạo diễn Juzo Itami đã ca ngợi hết lời nghệ thuật mì ramen.

Thường là ngồi trên chiếc ghế đẩu thô sơ trước quầy hàng của các quán cóc, người ta mới được ăn những tô mì ngon nhất. Thông thường, người chủ tiệm tự làm các tô mì rồi dọn cho khách. Theo những người sành ăn, cái ngon của tô mì ở cả trong nước lèo hơi lềnh nấu bằng xương heo.

Để thưởng thức mì ramen, phải thích cái không khí và sự chung đụng của các quán nhỏ; phải thích tiếng húp, nuốt ồn ào của các người ăn, điều mà người châu Âu vốn cho là thô tục: nhưng ở Nhật mọi tầng lớp xã hội đều ăn mì như thế cả. Thỉnh thoảng mới nghe vài câu nói ngắn, vì mọi người đến đó không phải để trò chuyện.

Khuôn mặt của người ăn thường biến mất sau tô mi, được nâng lên đến tận miệng để không một giọt nước lèo hay một sợi mì nào bị rơi xuống đất. Nó chỉ hiện ra trở lại sau khi tô mì sạch bóng được trả lại cho chủ quán. Rất hài lòng, người vừa ăn xong mỉm cười khoái trá.

Tất cả những điều vừa miêu tả đúng là không mấy “thanh lịch”, nhưng đối với đa số người Nhật, phải ăn mì như thế thì mới ngon.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Ẩm thực tại thành phố du lịch Phan Thiết


Thành phố du lịch Phan Thiết ngoài “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”, còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi nét văn hoá ẩm thực biển phong phú. Không chỉ là hương vị đặc trưng của hải sản mà các món đặc sản của xứ biển này còn do cách chế biến độc đáo.

Mực là loại nguyên liệu vừa quen thuộc, vừa bổ dưỡng và rất dễ chế biển món ăn. Thế nhưng, với món mực một nắng của Phan Thiết, du khách mới thưởng thức được vị ngọt thấm lưỡi khi nhấm nháp những con mực biển chỉ được phơi nắng cho vừa héo rồi đem nướng trên than hồng vừa chín tái.

Cho đến nay, nhiều người sành ăn và các đầu bếp vẫn chưa phân tích được vì sao con mực lá ở vùng biển này lại ngon ngọt, đậm đà hương biển hơn con mực của các vùng biển khác suốt dọc chiều dài bờ biển hàng ngàn cây số với nguồn hải sản đa dạng như Việt Nam. Nhất là, thay vì chấm với tương ớt như mực khô, mực một nắng chấm nước mắm Phan Thiết cùng ít ớt xắt và vài giọt chanh, du khách mới thực sự cảm nhận đầy đủ hương và vị món ngon xứ biển.

Cá bò hòm
Ngoài con mực lá dày thịt và thơm ngọt, thì vùng đất du lich Phan Thiet còn có món cá bò hòm – loại cá được ngư dân địa phương đặt cho biệt danh “thiết giáp biển” do hình dạng… vuông vức, rằn ri dữ dằn nhưng thịt cá bò hòm lại rất hấp dẫn và bổ dưỡng.

Do thịt có vị ngọt, béo, màu trắng nên khi ăn kèm cùng những vị cay nồng của các loài rau thơm, cuốn ·bánh tráng chấm với mắm nêm Phan Thiết tạo nên món ăn “Cá bò hòm hấp cuốn bánh tráng” trứ danh!

Cũng món cá hấp kết hợp với hương vị của nhiều loại rau thơm, cách chế biến nước chấm độc đáo từ các loại nước mắm khác nhau, món cá mú hấp Phan Thiết được xem là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao dù giá thuộc loại bình dân. Cá mú hấp là món tổng hợp hài hoà giữa hương và vị, từ cách chọn lựa… khoa học các thứ nguyên liệu ăn kèm.

Có thể nói ẩm thực biển ở Phan Thiết nổi tiếng nhờ bí quyết pha chế nước mắm ăn kèm. Mỗi món sẽ có một loại nước chấm pha chế khác nhau; trong đó có thứ nước chấm rất lạ dành cho món cá lồi xối mỡ. Chính nhờ thứ mắm nêm sền sệt, ngoài những gia vị quen thuộc như ớt, chanh… thêm một xíu vị chua ngọt của trái thơm đã tạo nên món ăn rất hấp dẫn chế biến từ loài cá lồi (hay cá ghim) rất bình thưòng!

Nói đến ẩm thực Phan Thiết, ngoài hải sản, du khách không thể không nhắc đến các món ăn chế biến từ con dông (kỳ nhông). Loài bò sát này sống trên những đồi cát quanh năm nắng nóng, nhiều gió, khô cằn nhưng lại cho một thứ thịt vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng. Thịt dông rất dễ chế biến, từ các món đơn giản như nướng, nấu cháo cho đến cầu kỳ như làm gỏi, xào lăn, bằm xào sả ớt. Nhưng ngon nhất, hấp dẫn và cũng rất… ấn tượng lại là món “dông nướng”. Với vẻ ngoài rất dữ dằn nhưng thịt dông nướng chấm muối ớt đậm đà vị ngọt.

Thương hiệu nước mắm Phan Thiết


Nước mắm Phan Thiết là một thương hiệu nước mắm (nước cốt chiết xuất từ cá ngâm muối) ngon của tỉnh Bình Thuận, tỉnh cực nam của miền Trung Việt Nam. Nước mắm ở thành phố du lich Phan Thiet được xếp vào loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong nước. Nước mắm ở đây đã có từ thời Phan Thiết có tên là Tổng Đức Thắng (1809). Những nhà làm nước mắm khi đó đã làm được nhiều nước mắm và bán ở Đàng Ngoài.

Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm, xuất hiện từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch, là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa, nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn. Tuy nhiên, nhiều nhà làm nước mắm lâu năm cho biết chất lượng còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá, nhất là cá tháng tám, con nào cũng đều béo mập thì nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất.

Làm nước mắm ngon cũng là một nghệ thuật. Theo thời gian, chất nước cá ứ ra được đưa ra ngoài theo một lỗ được đục ở đáy thùng xuống thùng hứng. Nước mắm không lấy một lần mà phải lọc đi lọc lại nhiều lần. Từ thùng hứng chuyển lại thùng mắm cái để nước mắm thấm qua lớp cá rồi đi ra thùng hứng như cũ. Việc làm xoay vần như thế và mỗi ngày làm một lần. Chừng năm hôm sau là nước "chín", tức đã thành nước mắm.


Nước mắm có thể phân loại thành: "nước bổi", "nước đục" và "nước nhỉ". Nước bổi là nước muối, rửa cá lúc cá còn tươi. Nước đục là nước bổi đã đi qua lớp cá đã muối, màu nước đục nhưng vị đã ngon. Nước ép, hay nước nhỉ, là nước đục đưa vào thùng mắm cái, đóng lù lại vài ba hôm rồi cho mắm rỉ ra từng giọt, phải mất mươi hôm mới lấy hết nước. Đây là tinh hoa của nghề làm nước mắm. Nước trong veo màu hổ phách toả ra mùi thơm phức, có độ đạm 30 độ. Người ta đánh giá chất lượng nước mắm bằng cách ngửi, nếm hay ăn thử.


Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm và muối hạt.



Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Món ăn thông dụng tại Campuchia

Các món ăn của Campuchia tiếp thu và chịu ảnh hưởng nhiều phong cách ẩm thực của các nước, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ với vị ngọt và béo (Các món thường có nhiều gia vị (ảnh hưởng từ Ấn Độ) và béo (ảnh hưởng các món ăn Trung Quốc)).

Một số món ăn thông dụng tại Campuchia:
Món ăn từ Côn trùng
Người Campuchia rất thích dùng côn trùng đẻ chế biến nhiều món ăn: từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồn đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon.
Hầu như du khách Việt Nam nào sang du lich Campuchia cũng đều cố gắng tìm để thử những món ăn từ côn trùng một lần cho biết.


Đừng bất ngờ nếu bạn đang ăn món bò xào lại thấy kiến và ong lẫn trong miếng thịt bò nhá.

>> Du lịch Campuchia thưởng thức nhện rang

Mắm bồ hóc



Mắm bồ hóc, hay pohok, được làm từ những con cá con tốt nhất, mổ ruột ướp muối rồi để trong tủ  hoặc hủ đậy kín, sau vài tháng thì đem ra ăn. Đây là món ăn phổ biến của người Khmer (tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng có món này).

Hủ tiếu Nam Vang
Nam Vang chính là tên gọi của Phnompenh (ngày nay một số người Việt sống tại Phnompenh vẫn gọi Phnompenh là Nam Vang).


Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia nhưng do người Hoa chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ mì với nuớc dùng sau đó cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào.

Hột vịt lộn (trứng vịt lộn)
Một món ăn quá phổ biến tại nhiều nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Philipine, Campuchia và tất nhiên là cả Việt Nam.
Người Campuchia gọi món ăn này là Pong tea khon (trong khi đó người Thái, người Lào gọi là Khai Luk; người Philipine gọi là balut).
Trứng vịt luộc được bán từng chục hay từng quả kèm muối tiêu là món ăn mà du khách tìm thấy rất nhiều khi đến với đất nước du lịch Campuchia.

Uống
Bia
Bia nổi tiếng nhất tại Campuchia là Angkor beer. Du khách có thể uống lon, chai hoặc bình (như bình uống trà đá). Giá cả của Angkor beer cơ bản là khá bình dân tuy nhiên giá bán tại các beer garden thì có phần cao hơn.

Nước thốt nốt
Nước thốt nốt được lấy trực tiếp từ cây thốt nốt được người dân lấy bằng thủ thuật của riêng mình. Thức uống này thơm và ngon nhưng không để được lâu và được uống trong ngày.

Rượu thốt nốt
Rượu thốt nốt (tức thốt chu - thốt nốt chua) một lọai rượu nhẹ được người dân ưu chuộng trở thành lọai "rượu đặc sản". Hiện tại một số vùng tại Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) cũng đã có loại rượu thốt nốt.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Ăn bánh khọt tại thành phố du lịch Vũng Tàu

Bánh khọt là món ăn quen thuộc của người dân Nam bộ. Bánh khọt có mặt suốt dải đất Tuy Hòa, Nha Trang vào đến tận miền Tây… Tuy nhiên, chỉ tại thành phố biển du lich Vung Tau thì bánh khọt mới thực sự trở nên nổi tiếng.


Bánh khọt là một trong những món ăn đặc sản của xứ biển Vũng tàu mang một hương vị riêng đậm chất dân dã được mọi người ưa thích từ dân địa phương cho đến khách thập phương và cả du khách quốc tế. Bởi ở đó, thực khách được thưởng thức thứ bánh khọt dân dã giữa vị mằn mặn, oi oi của biển và cả cái ánh nắng dìu dịu, cái gió mơn man của chiều về.

Nguyên liệu để làm nên chiếc bánh khọt khá giản dị. Chỉ gồm bột gạo, trứng gà, nước cốt đừa, bột nghệ, hành lá, đậu xanh, tôm. Cách làm cũng không quá cầu kỳ: Hòa bột gạo chung với nước cốt dừa cùng với 2 chén nước, trứng gà, hành lá cắt nhỏ. Sau đó cho muối, bột ngọt, tiêu, bột nghệ vào. Tôm sú lột bỏ hết vỏ, đậu xanh luộc mềm. Bắc khuôn bánh khọt lên bếp, cho mỡ vào. Mỡ để rán bánh là loại mỡ lợn phi hành và lá hẹ cho thơm. Cho đậu xanh và cuối cùng là cho tôm lên trên mặt bánh. Đậy nắp khuôn lại và đợi đến khi bánh chín cho một ít dầu vào để dễ lấy bánh khỏi khuôn.



Cơ bản chung một cách làm, một “bộ” nguyên liệu, thế nhưng, chất lượng bánh khọt mỗi nơi một khác. Muốn làm nên chiếc bánh ngon, người làm bánh phải có kinh nghiệm pha bột và nêm nước mắm. Bột được xay từ gạo ngâm hơi mềm và để qua đêm. Trong lúc xay bột để thêm chút cơm nguội. Ngoài nước cốt dừa pha lẫn trong bột, khi bánh gần chín tới, người ta còn cho chút nước cốt dừa lên trên để tạo vị béo, thơm.

Pha bột cũng là một nghệ thuật. Nếu cho nước nhiều, bánh dễ vỡ vụn trong quá trình chiên và bánh khi lấy ra khỏi vỉ cũng không giòn. Còn cho bột nhiều hơn lượng nước quy định sẽ làm bánh không ngon vì không có độ dai. Bánh khọt ngon phải là những chiếc bánh vừa giòn vừa dai. Mỗi chiếc bánh khọt vừa tròn bằng miệng ly uống trà, trong lòng mỗi chiếc bánh trắng tinh lại được trang trí bằng màu xanh của lá hành được xắt nhỏ, màu đỏ gạch của tôm được lột sạch vỏ. Ngoài tác dụng trang trí, hành lá và tôm còn giúp tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho mỗi chiếc bánh. Nước chấm món bánh khọt là một trong hai yếu tố quyết định sự thành bại của người làm. Mỗi thực khách có một khẩu vị riêng vì thế đòi hỏi người chế biến phải biết cân bằng và pha nước chấm vừa khẩu vị ăn là điều rất khó.

Nước chấm dùng trong món bánh khọt gồm nước mắm, chút nước sôi để nguội để pha loãng nước mắm, sau đó cần thêm một chút tỏi, ớt, đường, bột ngọt.

Để tạo cảm giác ngon miệng cho thực khách và cũng để hạn chế cảm giác ngán vì dầu mỡ chiên bánh, món ăn kèm với bánh khọt chính là gỏi đu đủ. Đu đủ rửa sạch và xắt sợi nhỏ. Sau đó ngâm trong nước sạch có pha chút giấm chua. Gỏi đu đủ ngon là những sợi đu đủ hơi chua chua, ngọt ngọt và quan trọng là phải giòn. Ngoài gỏi đu đủ, thực khách còn có thể ăn kèm bánh khọt với rau xà lách và các loại rau thơm như húng quế, ngò gai, tía tô... để tăng thêm hương vị.



Các quán bán bánh khọt xuất hiện ở khắp nơi, dọc các con đường vào thành phố du lịch Vũng Tàu. Nhưng với khách sành ăn, quán bánh khọt Gốc Vú Sữa tại 14 Nguyễn Trường Tộ là nơi lý tưởng để thưởng thức. Ngoài ra còn quán Bánh Khọt 41 tại 24A Trần Đồng không lớn lắm nhưng rất đông khách.

Chiều về chạng vạng, giữa cái không gian mặn mòi của biển cả, hòa mình trong rì rầm gió, không gì tuyệt bằng thưởng thức món bánh khọt Vũng Tàu!

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Ngon tuyệt với món ốc giác miền trung


Mùa hè về với biển du lịch miền Trung du khách không những được thỏa thích ngâm mình vào làn nước trong xanh mát lạnh của những bãi biển nơi này mà còn có dịp thưởng thức món ốc giác đặc sản.


Ốc giác là loại hải sản khá quen thuộc của người dân vùng biển du lich mien Trung. Một con lớn trung bình từ 1,5 đến 2 kg. Từ ốc giác người dân ở đây chế biến ra nhiều món ăn, đơn giản nhất là món ốc giác luộc.

Thịt ốc được cạo rửa sạch cho hết chất nhờn, mang luộc chín rồi xắt mỏng chấm nước mắm gừng, tỏi ớt pha sẵn rất ngon.


Hấp dẫn hơn là món gỏi ốc giác. Luộc chín ốc rồi xắt sợi, cùng với thịt ba chỉ hoặc thịt lợn nọng (phần cổ) cũng luộc chín, xắt sợi. Đu đủ sống bào mỏng, rau răm xắt nhỏ, hành tây, đậu phộng rang, hành phi… nước mắm, tỏi, ớt, chua, ngọt.


Trộn đu đủ, rau răm, hành tây và ốc, thịt luộc, rưới nước giấm đường pha lẫn với nhau, rắc đậu phộng và hành phi lên. Ăn kèm với bánh tráng nước, có nhà ăn với bánh phồng tôm. Ốc giác mới đánh bắt lên bờ là ốc tươi, thịt ốc tiết ra chất nhờn thì thịt sẽ ngon ngọt hơn tự nhiên. Còn ốc khô ráo là ốc đánh bắt đã lâu ngày, thịt có mùi hôi.

Nếu bạn là khách phương xa, có dịp đến du lich Phan Thiet tham quan, du lịch, mời bạn ghé vào các quán ăn đặc sản nơi đây để thưởng thức món gỏi ốc giác hấp dẫn này và bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon của những món ăn miền biển khác nữa. Tuy đơn sơ nhưng qua bàn tay chế biến khéo léo của người dân nơi đây, món ăn trở lên phong phú và hài lòng mọi du khách gần xa.

Cua huỳnh đế đặc sản vùng Tuy Phong


Chắc hẳn không ít người đã từng đi du lich PhanThiết ngoài việc tắm biển, dạo quanh các di tích thắng cảnh nổi tiếng của thành phố du lich Phan Thiết nổi tiếng thì hãy dành ít thời gian ghé thăm vùng Tuy Phong để thưởng thức món cua huỳnh đế món ăn đặc sản của vùng Tuy Phong, Bình Thuận. Thịt cua ngọt, dai, nấu cháo là ngon nhất. Cua huỳnh đế có ở một số nơi như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Tam Quan (Bình Định), trong đó cua huỳnh đế vùng Tuy Phong (Bình Thuận) mang hương vị riêng do ngư trường thích hợp cho loại cua này.


Cua huỳnh đế Tuy Phong to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn, thoạt nhìn giống con bọ khổng lồ, đầu hơi chúi xuống, có khá nhiều râu vểnh lên, lưng có gai, càng và que ngắn, khi luộc chín mai cua mầu đỏ hồng rất đẹp. Cua huỳnh đế vùng Tuy Phong có quanh năm nhưng vào độ tháng chạp âm lịch là thời điểm cua ngon nhất. Lúc này, cua cái và đực đều đầy gạch, cua cái có thêm trứng, ăn rất ngon. Người xứ biển ở đây cho biết, phần gạch của cua huỳnh đế là chất bổ dưỡng nhất, ăn không độc (nhất là với người bụng yếu) như gạch của cua thường hay ghẹ. Sớ thịt cua huỳnh đế Tuy Phong chắc, ngọt, dai và thơm; vỏ cua giòn, mềm, dùng răng cắn bể được.

Cua huỳnh đế thường được nướng hoặc hấp chấm với muối tiêu chanh, nhưng ngon nhất vẫn là nấu cháo. Cua rửa sạch, sau đó cho vào tô hấp cách thủy để giữ chất ngọt. Cua chín, tách mai, dùng muỗng nạo phần gạch để riêng, lấy phần thịt từ thân, càng, que rồi ướp gia vị (hành, tiêu, ớt, tỏi). Sau đó phi mỡ hành cho thơm rồi cho thịt cua vào xào qua khoảng ba phút. Khi nồi cháo vừa chín, bỏ thịt cua vào, nêm lại, chờ cháo sôi nhắc xuống cho hành lá, tiêu vào. Cháo cua huỳnh đế ngon bởi lớp mỡ hành vàng nhẹ, mầu hồng gạch cua và những sớ thịt cua trắng phau.

Khi có dịp đi du lịch Phan Thiết đừng quên ghé qua Tuy Phong thưởng thức cua huỳnh đế nhé!

Đi du lịch Phan Thiết thưởng thức dông nướng


Từ lâu du lịch Phan Thiết, Bình Thuận đã nổi tiếng không chỉ bởi những bãi biển đẹp, những khu resort nghỉ dưỡng cao cấp mà nói đến nơi đây, khách du lịch còn nhắc đến hàng loạt món ăn nổi tiếng như: mực nướng, cá đục nướng, sò huyết, ốc luộc..., trong số đó du khách không thể nào bỏ qua món dông nướng.

Đi du lich Phan Thiet thưởng thức dông nướng

Đây là đặc sản của vùng đồi cát du lich Phan Thiet.Gần đây cùng với xu hướng thưởng thức các món ăn ngon, lạ thì ngành nuôi dế, nuôi bọ cạp, nuôi dông ngày càng phát triển. Thuận lợi về địa hình, với những đồi cát chạy dọc ven biển tạo điều kiện cho việc nuôi dông cát. Bắt đầu phát triển ở Bình Thuận trong chục năm trở lại đây, ngành nuôi dông cát ngày nay phát triển với quy mô nuôi công nghiệp.

Dông thuộc họ bò sát, có kích thước lớn hơn thằn lằn, chiều dài từ 20-30cm. Từ một loài vật hoang dã được con người đem về nuôi, con dông đã sớm khẳng định được giá trị. Giá dông hiện nay trên thị trường là từ 120.000-150.000 đồng/kg mà vẫn không đủ hàng để cung ứng.


Để chế biến món dông nướng, đầu tiên chúng ta phải chọn những con mập, có kích thước của dông trưởng thành, vì nếu lựa những con nhỏ quá thì thịt dông sẽ rất bở, không ngon. Sau khi lột da dông, vệ sinh sạch sẽ rồi tẩm ướp gia vị.

Chúng ta ướp vào thịt dông hành băm nhuyễn, hạt nêm, tiêu và nước nắm. Nước nắm là thành phần không thể thiếu của món ăn, phải chọn loại nước mắm ngon của địa phương. Chờ khoảng 30 phút cho thịt thấm gia vị. Sau khi nhóm bếp, cho dông lên vỉ nướng. Theo kinh nghiệm thì nên nướng bằng bếp than vì như thế mới toát lên hết hương vị của món ăn.

Trong giai đoạn nướng chúng ta chú ý phải trở đều, không để thịt dông bị cháy khét. Sau khi dông chín vàng hai mặt, chúng ta bày ra đĩa, trang trí cho đẹp mắt. Dông nướng có thể ăn với bánh tráng nướng hoặc ăn với rau sống, bún và bánh tráng cuốn. Cho dông vào bánh tráng, cho thêm tí bún, rau sống cuốn lại rồi chấm nước mắm me thì không gì bằng.

Đối với những người con xa quê, dông nướng là món ăn không thể quên trong ký ức. Dù cho ngày nay người ta có thể tìm thấy dông nướng ở những quán ăn lớn, những quán nhậu khắp mọi nơi, nhưng vẫn không đâu bằng phố biển. Hương vị và cách thức chế biến đã làm nên sự khác biệt giữa món dông nướng Phan Thiết với những nơi khác.

Thưởng thức châu chấu đi khi du lich Thái Lan


Với 12 triệu người từ khắp nơi đến tạm trú làm ăn tại Bangkok, công việc bán hàng rong được xem là nghề kinh doanh phổ biến ở thành phố được gọi một cái tên khá ấn tượng “Thành phố của những thiên thần” này.

Côn trùng chiên là món hàng rong được bày bán nhiều nhất ở thành phố du lịch Thái Lan.Món côn trùng chiên sẽ nhanh chóng bán hết khi các quán bar đóng cửa. Thường thì các cô gái sẽ mua thứ gì đó để ăn trước khi về nhà và côn trùng chiên là món khoái khẩu của họ. Hiện nay, món côn trùng chiên rất phổ biến do chứa nhiều canxi và không gây béo phì.

Hầu hết côn trùng tiêu thụ ở đất nước du lich Thái Lan đều có nguồn gốc tử Campuchia. Vào mùa mưa, có rất nhiều loại côn trùng. Đối với những thương buôn, sau khi mua côn trùng, họ sẽ cho đông lạnh và chở về thành phố.

Châu chấu sau khi chiên xong được gọi là “Kao Gam”. Người ta thường bắt châu chấu chất lượng tại những cánh đồng bắp vì chúng thường ăn bắp. Do ăn bắp nên trong dạ dày của chúng có đường, vì thế khi chiên, châu chấu có vị rất ngon. Và khi chiên, châu chấu cũng có mùi thơm hơn các loài côn trùng khác.

Hầu hết những người dân tại Bangkok không ăn côn trùng nhưng người ở nơi khác đến du lịch Thái Lan thì khác. Họ biết cách ăn côn trùng như thế nào cho ngon. Người ở Bangkok chỉ thích tìm hiểu những món ăn nào lạ và quý hiếm nhưng họ chỉ đến xem mà chẳng bao giờ nếm thử.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Du lịch Campuchia thưởng thức nhện rang


Đến thăm đất nước Campuchia, hầu như du khách du lich Campuchia nào cũng ngạc nhiên khi thấy người dân nơi đây ăn nhện như một món khoái khẩu.

Trong tiếng Campuchia, món ăn này có tên gọi là a-ping. Nó được người dân nơi này khám phá từ nạn đói của những năm 1975 dưới thời Khmer Đỏ. Họ phải sống ở những khu rừng rậm hay vùng ven rừng, đó cũng chính là môi trường sống của loài nhện to lông lá này.

Vì vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi nhện nhanh chóng trở thành một trong những nguồn thức ăn chính nuôi sống người dân nơi đây trong thời kì khó khăn. Dần dần về sau, a-ping ngày càng được nhiều người biết tới và trở thành đặc sản nức tiếng của đất nước Campuchia mà bất cứ ai một khi đã đi du lich Campuchia điều biết.


Nhện có mặt trong thực đơn hầu như của tất cả các nhà hàng- khách sạn, các quán ăn từ sang trọng tới bình dân, hay cả những mâm bán hàng rong ở Campuchia.

Nhện ở Campuchia không giống với các loại nhện thường thấy trong vườn nhà (loại nhỏ chân ngắn), nhện ở đây to có màu đen sẫm, chân dài và thường sống trong những khu rừng nhiệt đới quanh năm ẩm ướt.

Thị trấn Skuon (cách thủ đô Phnôm Pênh 75km về phía Nam) là nơi loài nhện này cư trú nhiều nhất, trong những hang nhện dưới lòng đất có khi có tới vài trăm con. Rất nhiều người dân Campuchia sống bằng nghề bắt nhện bán. Cũng nhờ món ăn đặc sản này mà Skuon luôn là điểm dừng chân của các đoàn khách du lịch, và bán các món ăn chế biến từ nhện chính là nguồn thu nhập thêm khá lớn của người dân địa phương.

Nhện có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ ngâm rượu, nướng, đến rang hay tẩm bột… Riêng món nhện nướng được nhiều người ưa thích vì hương vị thơm ngon. Nhện vừa bắt lên hãy còn nguyên lông, đặt lên than hồng nướng chín chấm muối ớt- tỏi ăn rất ngon. Có lẽ món nhện tẩm bột được khách du lịch chọn lựa nhiều hơn, vì bên ngoài con nhện được bọc một lớp bột chiên giòn, khi ăn nhìn đỡ sợ hơn so với để nguyên con.

Nhện rang là món ăn phổ biến nhất ở Campuchia. Nhện được để nguyên con, ướp gia vị muối, đường. Phi thơm tỏi, trút nhện vào rang. Đảo đều tay cho đến khi nhện chín vàng.

Người Campuchia tin rằng nhện có nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, vì thế nhện thường xuyên có trong thực đơn hàng ngày.

Bài viết tương tự
>> Nhện rang món ngon tại Campuchia


Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

Về miền tây thưởng thức rượu dừa Bến Tre

Ai đã từng đi du lịch miền tây đặt chân đến vùng đất Bến Tre nơi nổi tiếng với đặc sản xứ dừa luôn có sức hút kỳ lạ: bình dị, ngọt ngào, hiền hòa như người dân quanh năm gắn bó với mảnh đất này. Ngày nay, nhắc đến đặc sản Bến Tre, ngoài kẹo dừa, thạch dừa,... người ta còn thêm rượu dừa. Những bình rượu là những trái dừa tươi được cho vào túi lưới, đi khắp mọi miền để quảng bá cho sản phẩm làm nên nét đặc trưng xứ sở. Rượu dừa góp vào danh sách các loại rượu ba miền như một hương lạ. Không phiêu du như rượu cần, không cay nồng như Bàu Đá (Bình Định), không chan chát mặn ngọt như rượu táo mèo, rượu dừa có hương của đất, của người, của cây dừa quê. Uống rượu dừa không phải để say men mà để say lòng, một cái gì đó phảng phất nhưng đầy dư vị.


Không ai có thể hình dung rõ ràng về loại rượu này nếu chỉ thoáng nghe tên gọi mà chưa một lần đi du lich mien tay cũng như đặt chân đến xứ dừa Bến Tre. Cái tên lạ lẫm đến cuốn hút. Rượu dừa thì tất phải liên quan đến dừa nhưng làm thế nào để người dân bản xứ có thể ấp ủ và cho ra đời loại rượu tinh tế như thế? Chẳng có gì gọi là bí quyết đối với những người làm ra nó. Tất cả chỉ đơn giản là sự hòa hợp của những nguyên liệu tự nhiên, trải qua quá trình chưng cất nhất định và tạo nên hương vị đặc trưng hiếm có.

Những ai đã từng thưởng thức rượu dừa, mới lần đầu sẽ có sự ngần ngại ngay đầu lưỡi vì rượu nhưng không hẳn là rượu, cay thâm thúy đó nhưng cũng ngọt ngào ngay đó. Uống mãi đến hết bình, cảm giác say chỉ mới ngà ngà, như ngất ngây trước sự mê hoặc khó cưỡng. Rượu có hương men, hương nếp và tất nhiên là hương dừa. Sự hòa quyện của những nguyên liệu nồng nàn cho ra một loại rượu đặc sản. Uống rượu dừa hẳn cũng như một cách giải khát, chỉ có điều thức uống này lạ lùng quá đỗi. Nghe qua về quy trình làm rượu, cũng thấy lắm công phu. Trái dừa được chọn phải là dừa già, cơm dày, béo mỡ màng và thơm ngai ngái.



Nếp cái chọn loại căng tròn, hạt mẩy, trộn với men cổ truyền chuyên dùng cho rượu nếp. Sau đó, người ta khoét một lỗ nhỏ trên đầu quả dừa, tiêm hỗn hợp nếp cái, men vào theo một tỉ lệ nhất định, hàn kín và ủ từ 15 - 20 ngày là có thể dùng được. Rượu màu trắng ngà, vân vẩn đục với những chấm xác dừa lơ lửng. Rượu có vị ngọt mát với hương thơm đặc trưng của dừa, vừa nồng nàn, vừa thanh tao, dịu nhẹ.

Trong những ngày se se, dùng rượu dừa hâm nóng sẽ tốt và ấm hơn, ngược lại, những ngày oi nồng, một chút mát lạnh sẽ làm rượu thêm ngon. Nói là rượu nhưng đây không hẳn dành cho nam giới bởi phụ nữ khi đã mê cũng dễ say với rượu dừa. Rượu làm cho nét chấm hồng trên khuôn mặt của người thiếu nữ thêm hao hao, làm nét duyên ngầm càng thêm quyến rũ.

Một phương pháp sản xuất rượu đại trà hơn nữa là thông qua quá trình chưng cất từ nước dừa. Nước dừa được lọc, ủ men, sau đó được chưng lên như cách làm rượu nếp hay rượu gạo. Ngày nay, đi du lịch miền tây về Bến Tre, du khách dễ dàng tìm thấy những đại lý rượu dừa dọc các tuyến đường. Đừng ngại ngần để thử vì hương vị sẽ rất khó quên.

Đọc thêm: Du lịch miền tây thưởng thức rượu dừa